Kinh nghiệm ép cọc bê tông
Để tiến hành ép cọc bê tông theo đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật, đòi hỏi chủ thầu phải có kinh nghiệm lâu năm và có trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện. Đồng thời chủ đầu tư cũng phải tìm hiểu thật kỹ để nắm rõ quy trình ép cọc cũng như cách thức thực thi có đúng với bản vẽ hay không.
Những kinh nghiệm khi ép cọc bê tông cần biết
1. Khảo sát kỹ địa hình
Để việc thi công xây dựng công trình diễn ra suôn sẻ thì khâu chuẩn bị luôn là quan trọng nhất nhằm giúp công trình được an toàn hơn.
Theo kinh nghiệm của TDC1 khi ép cọc bê tông là phải khảo sát địa chất, tiến hành nghiên cứu xung quanh và ghi chú thông tin thật chi tiết trong hồ sơ như: Tính chất đất nền, cùng các thí nghiệm tại nền đất sẽ thi công… thông qua đó sẽ xác định phương pháp ép cọc phù hợp.
Nếu địa hình công trình nằm ở khu vực đất cát thì chủ thầu nên áp dụng phương pháp ép liên tục sẽ đem lại hiệu quả cao. Công nhân cần ép tăng lực dần càng ngày càng nhanh kết hợp với ép ngắt quãng tạo ra từng khoảng dừng. Thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian sẽ tránh tình trạng cát bị cố kết.
Với nền đất công trình có 2 lớp thì: Lớp đầu tiên dễ thi công và lớp thứ 2 sẽ có tính chịu lực. Lúc này, chủ thầu nên chọn phương pháp ép một mạch đến khi đạt được lực ép lớn nhất thì ngưng lại.
Điều quan trọng khi thi công trên các địa hình thì phải đảm bảo mặt bằng thi công ép cọc phải phẳng, không bị lún. Như vậy mới đảm bảo việc ép cọc xuống thẳng đất và không bị gãy.
Bên cạnh đó, việc khảo sát địa hình sẽ giúp chủ thầu xác định mốc tọa độ cọc chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro và sai sót trong quá trình ép cọc.
2. Khi đang thi công
Lưu ý mà đội ngũ công nhân cần nắm rõ khi ép cọc bê tông là phải bắn vị trí tim cọc lên mặt bằng. Đây là cách giúp chủ thầu có thể xác định vị trí ép cọc chính xác. Và nên dùng thép để đánh dấu lên các vị trí này.
Trong quá trình ép cọc bê tông thì có những điều mà chủ thầu cần ghi nhớ:
Đầu tiên là cần di chuyển máy ép cọc vào vị trí đã đánh dấu (nên dùng máy toàn đạc để kiểm tra nhằm đảm bảo độ chính xác cao).
Sau đó đưa cọc vào vị trí và hạ phần mũi cọc xuống đúng trọng tâm (cân chỉnh độ thẳng). Tiếp tục ép cọc cho đến khi phần đầu cọc trồi lên khoảng 60-80.
Tiến hành hàn nối cọc và tiếp tục ép và nối xuống độ sâu giống như bản vẽ thiết kế ban đầu.
Trong trường hợp cọc không thể ép tiếp mà vẫn chưa đạt được độ sâu mong muốn thì nên chọn biện pháp khác.
Khi hàn nối cọc thì cần kiểm tra chi tiết đường hàn có đúng kỹ thuật hay không. Cụ thể nên kiểm tra chiều cao và chiều dài của đường hàn, cùng các yếu tố khác.
3. Chú ý đến an toàn lao động
Nhằm đảm bảo quá trình thi công ép cọc diễn ra tốt nhất thì chủ thầu cũng cần chú ý về vấn đề an toàn lao động. Đơn vị xây dựng phải chuẩn bị máy móc, thiết bị và vật tư đầy đủ cho công trình. Các thiết bị được kiểm tra, xem xét thật kỹ để đảm bảo không hỏng hóc và cần được vận chuyển quanh khu vực thi công.
Đội ngũ công nhân bắt buộc phải trang bị đồ bảo hộ, thiết bị thi công theo quy định để đảm bảo an toàn khi làm việc. Đồng thời, trong quá trình ép cọc, công nhân phải chấp hành quy định an toàn lao động đầy đủ, đặc biệt là khi vận hành máy ép cọc.
Lời kết
Hy vọng bài viết của chúng tôi đã chia sẻ thêm những kinh nghiệm bổ ích khi ép cọc bê tông mà bạn nên biết. Dù thi công bất kỳ công trình lớn/nhỏ nào thì đều bắt buộc thực hiện kỹ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ thì công trình mới hoàn thành nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và tính sử dụng lâu dài.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công ép cọc tại TPHCM uy tín, hãy liên hệ Ngọc Hiến để được tư vấn chi tiết, báo giá cụ thể và bắt tay thực hiện ngay lập tức nhé!